Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Ý nghĩa tranh Phật Di Lặc

Đã từ rất lâu, người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng xem Nguyên Đán là một cái tết vô cùng quan trọng. Hằng năm, khi những cánh én báo hiệu mùa xuân về, khi những cánh mai vàng ngoài kia bắt đầu hé nụ là lòng người trở nên xao xuyến lạ kỳ. Người người hớn hở, nhà nhà nô nức đón xuân, những đóa hoa xanh đỏ tím vàng rực rỡ khắp phố phường, mọi sinh hoạt của con người lúc nầy cũng trở nên tưng bừng và sôi động hẳn lên. Tết đến, mọi người gác lại tất cả những lo toan phiền muộn và bỏ qua những nỗi bực dọc của những ngày tháng cũ để chào đón năm mới với một tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng. Người ta thăm viếng nhau, chào đón nhau, chúc tụng nhau bằng những lời tốt đẹp và trao cho nhau những nụ cười hoan hỷ, thân thiện làm cho không khí ngày xuân vốn đã ấm áp lại càng ấm áp thêm hơn. Trong những ngày tết, nhất là ngày mồng một, mọi người hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói và hành vi cử chỉ của mình. Bởi lẽ theo họ, đây là thời điểm khởi đầu của một năm, và những điều tốt xấu trong năm ấy đều có liên quan và bắt nguồn từ ngày này của những lời ấy.
Nếu nhân gian xem Mồng Một Tết là ngày quan trọng như thế nào thì đạo Phật cũng xem ngày nầy quan trọng như thế ấy, thậm chí còn quan trọng hơn nhiều.  Bởi vì với đạo Phật, đây không những là ngày đầu tiên của một năm mà còn là ngày đánh dấu cho sự ra đời của một vị Phật tương lai - Phật Di-lặc. Vì thế, với đạo Phật, mừng xuân mới cũng chính là mừng Xuân Di-lặc vậy.
tranh theu chu thap an phuc

Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, ngài Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”
Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và, không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di-lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.
Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền. Nhưng, để có được nụ cười với những hiệu quả của nó đôi lúc lại là một việc không dễ dàng chút nào. Vì thực tế cho thấy, có người suốt ngày chẳng tìm ra được nụ cười dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo. Lý do thật dễ hiều. Bởi lẽ, đôi lúc hoàn cảnh khiến cho tâm hồn con người ta trở nên khô cứng và vì vậy phải sống trong ầm thậm lặng lẽ để rồi dần đánh mất đi nụ cười. Bảo rằng, cười sao được khi cuộc sống có quá nhiều lo âu phiền muộn, cười sao được khi biết bao đau khổ đang đè nặng trong tâm hồn. Nói một cách khác, con người ta chỉ cười khi trong lòng không có phiền muộn lo âu, ít có ai cười trong hoàn cảnh trái ý nghịch lòng. Và chính vì thế mà khiến cho cuộc đời càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng và thật sự có những nụ cười mà trong đó là lệ chảy.
Cuộc đời vốn đã quá nhiều đau khổ và vì thế rất cần đến những nụ cười. Bởi vì nụ cười là cửa ngỏ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau; nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau.  Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn.
Cuộc sống là sự tương quan giữa người với người là sự tương quan giữa người và thiên nhiên vật loại. Và, thái độ sống của người nầy ít nhiều đều có ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi buồn của người khác và cho cả thế giới thực vật nữa. Ai có thể vui được khi bên cạnh họ có một người đang âu sầu, buồn bã; ai có thể vui được khi bên cạnh họ có người đang gắt gỏng, giận hờn. Cảnh làm sao vui, khi cảnh ấy có người buồn. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn, bớt căng thẳng hơn khi mọi người biết cười và biết tặng nhau nụ cười hoan hỷ.
Nụ cười là nắng ấm mùa xuân, là đóa hoa tô điểm cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên đẹp hơn và thi vị hơn. Vậy thì tại sao lại không cười? Đành rằng những nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta muốn cười cũng không thể nào cười được. Nhưng nếu có thể cười được thì hãy cứ cười.
Nhưng làm thế nào để luôn có được nụ cười? Đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác, và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Đức Di-lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người. Cho nên mỗi lần xuân đến là mỗi lần hình ảnh hoan hỷ của Ngài lại hiện về như để nhắc nhở chúng ta rằng:
“Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cuộc đời như nước chảy trôi
Lợi danh như bóng may chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.
Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người cụ cười. Bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại vậy.■

Ý Nghĩa bộ Tranh Tứ Quý

Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng, gọi theo thứ tự là mạnh, trọng, quý. Tứ quý là bốn tháng cuối của bốn mùa. Tháng ba: Quý xuân. Tháng sáu: Quý hạ. Tháng chín: Quý thu. Tháng mười hai (chạp): Quý đông.
Bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc) v.v...
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.

Nội dung của từng tấm trong bộ tranh có ý nghĩa sâu sắc trong dân gian xưa của người Việt Nam .
Bộ tranh tứ mùa (gồm 04 bức / 1 bộ) trên đầu mỗi bức có đề dòng chữ .
theo thứ tự từ trái sang có ý nghĩa sau:
Bức thứ nhất: Vạn Thọ Trường Xuân (sống lâu (dai) muôn tuổi( năm ). 
- nó tượng trưng cho sự thịnh vượng và cảnh thanh bình ở khắp mọi nơi .
- cây hoa thủy tiên ,cây hoa trà, trái bầu và cây hoa mận cổ thụ nở vào mùa xuân,mùi thơm của nó mang tính cao quý ,quý phái
Bức thứ hai : Ngọc Đường Phú Quý ( Nhà Trên Giầu Sang ) sự giầu có phú quý quanh năm 
- Hoa hải đường là loài hoa quí được thể hiện trong thơ ca ,tranh cổ , những con dơi ( phúc ) di chuyển tượng trưng cho sự giầu có và vận may ,khi hoa táo nở có nghĩa đáng được tôn kính
- Những con dơi tượng chưng cho những điều lành ,phúc
Bức thứ ba: Niên Niên Hữu Dư ( Mỗi Năm Liền Đều Dư Giả )sự giầu có và dư giả
hoa sen ( niên, quanh năm ) và đàn cá quần tụ xung quanh ( dư )
 Những con cá tượng trưng cho sự tụ họp, sung túc. Hoa sen, Hoa mẫu đơn tiêu biểu cho giầu có, dồi dào, đẹp đẽ phú quí
được thể hiện trong thơ ca ,tranh cổ
- Tổng thể là sự giầu có, phú quý dư giả
Bức thứ tư: Xuân Hoa Mãn Duyên ( Hoa Xuân Đầy Vườn ) mãi mãi mùa xuân
- hoa trường xuân (hoa tường vi, hoa nguyệt quý ), những cây dứa cạn nở quanh năm, nó kết hợp với những cây trà, hoa táo, hoa thủy tiên có ý nói triền miên từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác luân ra hoa, quả có hạt ( tử ) sinh quý tử
1. Mùa xuân nói về Đào:

 Hoa đào là loại hoa nở khi mùa xuân về. Hoa đào tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm. Anh đào thường được sử dụng với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Anh đào tượng trưng cho cung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải phong thuỷ đối với sức khoẻ.
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
tranh theu chu thap bien hoa




2. Nói đến mùa hạ là nhắc đến cây Trúc.
Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng - bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Để tiết kiệm thời gian, tôi mời bạn đọc đoạn trích này để tham khảo về cây Trúc - Tre mà tôi trích từ 1 bài tôi viết cách đây 3 năm.

"Bông hoa sen là một biểu tượng đẹp thuần khiết, tuy nhiên một mình nó chưa thể nói hết tất cả về Việt Nam. Dường như cái biểu tượng du lịch đó còn thiếu một cái gì đó!

Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã người Việt Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma)…

Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.

Chưa hết, cây tre trong quan niệm của người xưa là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Người xưa nói Tùng - Trúc - Cúc - Mai là như vậy. Tre mùa đông không rụng lá, sống nơi khô cằn sỏi đá, đốt tre mọc thẳng từ khi còn là măng non. Vì thế còn có câu: Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng. "Trúc" ở đây cũng là tre (thuộc họ tre trúc) và đặc biệt hơn nữa nếu tôi không nhầm thì cây lúa cũng thuộc họ tre.
Người Việt Nam thân thiện hoà nhã, yêu chuộng hoà bình, không thích gây hấn. Đánh thắng giặc xong còn trải chiếu hoa cho giặc về (như trong Bình Ngô Đại Cáo). Thiết nghĩ, còn có gì thích hợp hơn khi dùng cây tre làm biểu tượng để nói về tinh thần dân tộc Việt Nam.




3. Nói về Cúc, tức là mùa Thu.
"Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng".

Cây này tôi không nói được nhiều nhưng có thể thấy ở ba khía cạnh:
3.1. Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
3.2. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
3.3. Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà, trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.


4. Nói về hoa lan:
Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân Khuất Nguyên đã so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng: «Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư hề thả thành.» (Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với ta đưa tình.)


Hãy liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất:

Tranh thêu chữ thập An Phúc - "Đánh thức tiềm năng của bạn"
Địa chỉ: 232/8 Đường Phan Trung, KP 2, Phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0949.637.682 (Lợi) - 0919.474.718 (Thành)
Email: tranhtheuchuthapanphuc@yahoo.com
Website: www.tranhtheuchuthapanphuc.com

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

“LÃNG MẠN MÙA THU CÙNG TRANH THÊU AN PHÚC”

tranh theu chu thap an phuc
 CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI

 “LÃNG MẠN MÙA THU CÙNG AN PHÚC”
Kính gửi:  Quý khách hàng.
Tiếp nối chuỗi chương trình khuyến mãi 2013, Tranh thêu chữ thập An Phúc tại Biên Hòa  tiếp tục gửi tới quý khách hàng yêu tranh thêu chữ thập chương trình mới “Lãng mạn Mùa thu cùng An Phúc”.
Kể từ ngày 10/09/2013, tất cả các khách hàng mua hàng tại tranh thêu chữ thập An Phúc  sẽ được nhận khuyến mãi giảm giá cùng các công cụ dụng cụ hỗ trợ thêu tranh. Cụ thể:
Giảm giá 20% cho các khách hàng mua tranh hãng Die Lian Hua.
 Giảm giá 25% cho các khách hàng mua tranh hãng Enuodoz.
Giảm giá 30% cho các khách hàng mua tranh hãng khác.
Thời hạn chương trình: Từ  ngày 10/09/2013 đến hết ngày 30/10/2013.
Địa điểm áp dụng: 232/8 Đường Phan Trung, KP2, P. Tân Tiến, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Liên hệ : 0949.637.682 ( Lợi )
Tranh theu chu thap gia re Dong Nai - Tranh theu chu thap Bien Hoa - tranh theu An Phuc

Tranh theu chu thap gia re Dong Nai - Tranh theu chu thap Bien Hoa - tranh theu An Phuc

Tranh theu chu thap gia re Dong Nai - Tranh theu chu thap Bien Hoa - tranh theu An Phuc

Tranh theu chu thap gia re Dong Nai - Tranh theu chu thap Bien Hoa - tranh theu An Phuc
 Địa chỉ: 232/8 Đường Phan Trung, KP 2, Phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
 Điện thoại: 0949.637.682 (Lợi) - 0919.474.718 (Thành)
 Email: tranhtheuchuthapanphuc@yahoo.com hoặc tranhtheuchuthap@yahoo.com
Website: tranhtheuchuthapanphuc.com hoặc theutaybienhoa.com